Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Bánh chưng khác lạ khiến bao người mê mẩn, làm quà biếu độc đáo

Ngoài bánh chưng xanh truyền thống, người dân các vùng miền còn biến tấu ra rất nhiều loại bánh chưng khác có vị ngon lạ và vô cùng độc đáo.

Miền Bắc có rất nhiều loại bánh chưng, nào là bánh chưng xanh truyền thống, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm, bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng ngọt hay bánh chưng chay… Ở miền Nam, món bánh chưng chính là bánh tét hình trụ. Còn ở miền Trung có món bánh chưng đen và trắng.

Bánh chưng gấc

Bánh chưng gấc vừa dẻo, có vị mặn ngọt và màu đỏ đẹp tượng trưng cho phú quý phát tài, mang lại nhiều may mắn. Cách gói bánh chưng gấc như gói bánh chưng xanh, nhưng khi bóc ra, ruột bánh chưng gấc đỏ.
Bánh chưng gấc được làm từ các nguyên liệu tươi ngon như: nếp, đậu xanh, gấc, thịt heo, gia vị… bề ngoài vẫn xanh như bánh chưng xanh nhưng khi bóc ra, ruột đỏ au, gạo dẻo, nhuyễn lại có vị mặn ngọt của gấc và các gia vị truyền thống của người Việt, tạo nên một mùi vị đặc biệt.
Trong ngày lễ tết, ngày rằm, gia đình nào cũng chuộng màu đỏ với quan niệm màu đỏ sẽ mang lại may mắn. Do đó bánh chưng gấc rất được yêu thích.

Bánh chưng nếp cẩm

Bánh chưng nếp cẩm có vỏ bánh có màu đen tím của hạt nếp cẩm. Vỏ bánh khi ăn rất mềm và dẻo, ăn vào có cảm giác thanh mát.
Nhân của bánh có vị rất mới lạ, được trộn thêm hành vào nhân thịt mỡ, với hạt tiêu vỡ được bọc trong vỏ ngoài là đậu xanh.
Đỗ xanh làm nhân bánh là thứ đỗ quê đều hạt, vỏ mỏng, lòng vàng. Đỗ được vỡ đôi, ngâm nước, đãi sạch vỏ trộn một ít muối. Thịt chọn gói bánh là loại thịt ba chỉ ngon từ lợn miền ngược thả rông chắc nịch, thái miếng to, ướp muối, hạt tiêu ngấm đều.
Bánh chưng cốm

                                        Bánh chưng khác lạ khiến bao người mê mẩn


Bánh chưng cốm là bánh chưng đặc biệt được biến tấu từ bánh chưng xanh truyền thống nhưng bánh chưng cốm ngày càng trở nên hấp dẫn với đông đảo người tiêu dùng bởi hương vị thơm mát của cốm và nồng nàn hương nhân thịt, đậu, tiêu.
Để làm bánh chưng cốm cần nguyên liệu như sau: gồm cốm khô, gạp nếp làm lớp vỏ ngoài của bánh. Nhân bánh chưng cốm hoặc là nhân mặn hoặc là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong. Cốm hồ càng nhiều màu xanh thì càng lên màu xanh kiểu con lông con két.
Bánh chưng cốm được làm từ cốm nên khi bóc ra vỏ ngoài của bánh hơi ướt hơn so với bánh chưng xanh truyền thống nhưng bù lại rất dẻo, mềm.

Bánh chưng nhân ngọt

Bánh chưng ngọt sử dụng gạo nếp, đỗ xanh, đường phên, thịt lợn nạc hơn bánh chưng thường. Bánh chưng ngọt cầu kì hơn trong khâu gói khi đường phên phải là đường ngon, được cạo mỏng từ những tảng lớn, màu nâu sậm, vị ngọt đậm.
Gói bánh chưng ngọt cần hoa hồi, chút vỏ quế, dừa, thế mới làm nên hương vị đặc biệt. Hoa hồi khô mua ở tiệm thuốc Bắc cùng vỏ quế được nghiền thành bột mịn rồi ướp với thịt, nước mắm, hạt tiêu. Đường phên gói đến đâu, cạo tới đó để tránh đường bị ướt.
Gói bánh chưng ngọt không cần ngâm gạo hay luộc đỗ trước. Bánh cứ thế gói, luộc kỹ, miếng bánh ăn mềm mát. Một bát gạo, một bát đỗ, vài lát thịt, một lớp dày đường phên, phủ thêm gạo, đỗ, gói chặt lá dong, lạt ống giang, chiếc bánh chưng đem luộc đến gần 12 tiếng sẽ được độ ngon nhất.
Nếu như bánh chưng mặn được làm sao cho chiếc bánh bóc ra xanh từ trong ra ngoài thì bánh chưng ngọt được làm đơn giản hơn bởi màu bánh đã là màu nâu cánh gián của đường phên. Nhìn màu vỏ bánh cũng có thể phân biệt vị bánh bên trong.

Bánh tét

Nếu như ở miền Bắc có bánh chưng xanh truyền thống thì người miền Nam lại có loại “bánh chưng” của riêng mình gọi là bánh tét. Nguyên liệu vẫn vậy nhưng bánh được gói thành hình trụ dài, mỗi chiếc nặng trung bình khoảng 1kg. Bánh tét thường được gói với ít đỗ và rất ít hoặc không có thịt, để có thể ăn được đến cả những ngày sau Tết. Bánh tét dùng lá chuối thay cho lá dong. Với 2 đến 4 chiếc lá xếp theo chiều dọc, rải gạo, đậu (đỗ) theo chiều của lá và quấn bằng lạt mềm để bó chặt chiếc bánh. Ở miền Nam, bánh tét có rất nhiều loại như: bánh tét chay không nhân, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh tét nhân thập cẩm…

Bánh chưng đen – trắng

Ngày Tết ở miền Trung họ gói cả bánh chưng và bánh tét. Bánh chưng ở miền Trung thì thường được gói bé hơn chiếc bánh chưng ngoài Bắc và đặc biệt ít nhân hơn. Bánh tét thì giống như trong miền Nam, tuy nhiên, món bánh này lại không được dùng làm quà biếu trong những ngày đầu năm như ở miền Nam.
Ngoài ra, ở một số vùng miền núi của nước ta cũng có loại bánh chưng mang nét đặc biệt của riêng mình. Ví dụ như ở Sapa, họ gói bánh chưng thành từng chiếc nhỏ, không vuông như bánh Bắc, cũng chẳng dài như bánh Nam, có hai loại là bánh chưng trắng và bánh chưng đen. Về phần nhân bánh chưng đen và bánh chưng trắng cũng giống bánh chưng dưới xuôi, bánh gồm: vỏ gạo nếp (có thể là gạo nếp thường hoặc gạo nếp cẩm), nhân đậu, thịt mỡ, chỉ hơi khác chút xíu về hình dáng. Món bánh này đặc biệt mềm dẻo, dễ ăn nên rất được người Sapa và du khách ưa chuộng. Miền Bắc gói bánh chưng vuông còn họ lại gói hơi thuôn dài một chút. Với bánh chưng trắng thì có đặc điểm là lớp vỏ ngoài trắng muốt chứ không “mặc” một lớp áo xanh như ta thường thấy. Còn bánh chưng đen thì trước khi gói, gạo sẽ được nhuộm đen rồi mới đem gói. Điều đặc biệt là khi ăn bánh chưng đen không bị nóng cổ nóng ruột như các loại bánh chưng bình thường nên nhiều người rất thích loại bánh này.


Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Thịt gác bếp, món ngon dự trữ

Thịt gác bếp (còn gọi thịt hun khói), là món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đây là nguồn thực phẩm dự trữ để dùng cho bữa ăn hàng ngày hoặc tiếp đãi khách quý.

Nguyên liệu để chế biến món thịt hun khói rất đa dạng, từ thịt trâu, bò, lợn… Thịt được treo trên bếp lửa hồng để cho khô quánh lại, không bị ôi, thiu. Khi cắt miếng thịt ra để xào nấu vẫn còn màu hồng tươi của thịt nạc, phần thịt mỡ thì quánh lại khô giòn, ăn có vị thơm ngậy mà lại không béo ngấy.
Theo chị Lò Thị Vân, dân tộc Thái ở bản Lầu, TP.Sơn La (Sơn La), thịt gác bếp là món ăn có từ lâu của người vùng cao, là cách bà con bảo quản thực phẩm lâu dài, dùng khi thời tiết khắc nghiệt hoặc không thể xuống chợ mua bán.
thit gac bep, mon ngon du tru hinh anh 1

 Thịt gác bếp đã trở thành một món ăn đặc sản vùng cao 

Để làm món thịt này người ta thường lấy thịt bắp hoặc thịt vai của những con trâu, bò, lợn, thái miếng dài 25-30cm; dày từ 2-5cm; bề ngang tuỳ theo thớ thịt, rồi đem ướp với rượu và muối, các gia vị khác như ớt, gừng, mắc khén... rồi cho vào bình hoặc lọ đậy nắp kín ngâm khoảng 1 tuần lễ. Sau đó, xâu thịt lại bằng dây rừng treo lủng lẳng trên gác bếp để cách ngọn lửa chừng 20cm trở lên tránh không cho đầu ngọn lửa bén vào làm cháy thịt. Có hơi nóng của lửa, miếng thịt rút nước khô lại, mỡ cũng tiết ra bớt và khói than tạo thành một lớp bọc ngoài bảo vệ vững chắc, vi khuẩn khó xâm nhập và làm hỏng phần bên trong của thịt. Vì thế món thịt hun khói luôn giữ được mùi thơm, khi ăn thấy dai và ngọt đượm.
“Thịt có thể ăn ngay sau khi treo được một tuần, nhưng muốn ngon hơn phải để sau một tháng. Lúc ấy đem thịt xuống, ngâm với nước gạo hoặc lấy nước sôi rửa sạch, sau đó thái lát mỏng để xào nấu. Có thể chế biến ra nhiều món: Luộc, rán, xào, nấu, nhưng có lẽ ngon hơn cả vẫn là món thịt xào với rau cải địa phương. Vị ngọt của thịt với vị ngọt của rau cải lẫn vào nhau, ăn vừa dai vừa giòn lại bùi bùi ngòn ngọt, ăn mãi không thấy ngán” – chị Vân chia sẻ.
Thời tiết cũng là một yếu tố quan trọng để bắt tay vào chế biến món thịt hun khói, thường bắt đầu vào mùa rét là có thể làm được. Và món thịt được ăn qua mùa đông, hết mùa xuân. Còn vào mùa hạ thường thì không làm món này vì thịt dễ ôi thiu...

Cách làm mứt khoai tây

Cách làm mứt khoai tây 

Cách làm mứt khoai tây tưởng chừng khó mà lại cực đơn giản. Mứt khoai tây không phải là món mứt truyền thống của người Việt. Nó mới xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng lại được rất nhiều người ưa thích và chọn làm món ăn đãi khách trong những ngày đầu xuân. Chế biến món mứt này cũng khá đơn giản, các bạn hãy tự tay mình làm món mứt khoai tây cho gia đình và bạn bè mình cùng thưởng thức nhé!
Cách làm mứt khoai tây cho bé yêu

Nguyên liệu làm mứt khoai tây

Cách làm mứt khoai tây cho bé yêu
- Khoai tây 
- Đường
- Vôi tôi
- Vani

Cách làm mứt khoai tây

Cách làm mứt khoai tây cho bé yêu
Bước 1: Khoai tây rửa sạch, nạo bỏ vỏ, thái miếng dài, dày cỡ 2cm. 
Cách làm mứt khoai tây cho bé yêu
Bước 2: Ngâm những miếng khoai tây vào bát nước muối loãng cho khoai khỏi thâm. 
Cách làm mứt khoai tây cho bé yêu
Bước 3: Cho 30gr vôi tôi vào 2 lít nước, đợi cho vôi rữa ra thì dùng đũa quấy đều. Để cho vôi lắng cặn, gạn lấy phần nước vôi trong đem ngâm khoai trong vòng 3-4 tiếng cho miếng khoai cứng lại. Sau vớt ra rửa lại nhiều lần với nước để loại bỏ mùi vôi. 
Cách làm mứt khoai tây cho bé yêu
Bước 4: Cứ 1kg khoai thì dùng từ 500-600gr đường. Ướp khoai với đường cho đến khi đường tan hoàn toàn, miếng khoai ra nước và teo nhỏ hơn. 
Cách làm mứt khoai tây cho bé yêu
Bước 5: Cho khoai tây và cả nước đường ướp khoai vào chảo, đun nhỏ lửa, thi thoảng đảo đều. 
Cách làm mứt khoai tây cho bé yêu
Bước 6: Khi đường cạn sền sệt, lúc này phải đảo liên tục để đường kết tinh và khi kết tinh đường tơi ra, chỉ bám một lớp đường mỏng mà không bám thành mảng vào miếng khoai. 
Cách làm mứt khoai tây cho bé yêu
Bước 7: Khi đường kết tinh bám trắng vào miếng khoai thì nhỏ vào chảo vài giọt vani rồi tắt bếp, tiếp tục đảo cho khoai được khô. Nếu khoai chưa khô hẳn thì lại bật bếp và đảo đều mứt, khi chảo thật nóng thì lại tắt bếp, vẫn tiếp tục đảo. Cứ làm lặp đi, lặp lại cho đến khi khoai thật khô thì dừng. Chờ mứt khoai tây nguội hẳn, cho vào lọ để bảo quản. 
Cách làm mứt khoai tây cho bé yêu
Mứt khoai tây có màu vàng nhạt, được bao bên ngoài bởi lớp đường trắng tinh. Khi ăn sẽ cảm nhận được từng miếng mứt khoai dẻo dẻo, dai dai nhưng cũng rất mềm. Không những thế mứt khoai tây còn có vị bùi bùi, lại rất thơm ngon, chắc chắn sẽ được các thực khách ưa thích. 
Cách làm mứt khoai tây cho bé yêu
Chúc các bạn thành công với cách làm mứt khoai tây đơn giản này.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Giòn ngậy thịt heo chiên lá mắc mật

Thịt chiên lá mắc mật đơn giản mà ngon miệng

Với món thịt chiên lá mắc mật đơn giản này sẽ đem đến cho gia đình bạn một món ăn thật mới lạ đó.
Thịt chiên lá mắc mật đơn giản mà ngon miệng

Nguyên liệu thịt heo chiên lá mắc mật :

   + 300g thịt nạc vai
   + 1 củ tỏi
   + 2 củ hành tím
   + Lá mắc mật
   + Một ít tăm nhọn
   + Gia vị: Đường, mắm, muối bột canh, dầu ăn.

Thực hiện thịt heo chiên lá mắc mật:

Thịt chiên lá mắc mật đơn giản mà ngon miệng
Bước 1: Thịt rửa sạch thái miếng mỏng khoảng 2-3mm.
Thịt chiên lá mắc mật đơn giản mà ngon miệng
Bước 2: Tỏi hành bóc vỏ băm nhỏ, lá mắc mật rửa sạch lấy một ít lá để thái nhỏ. Cho tỏi hành và lá mắc mật đã thái nhỏ vào tô thịt trộn đều, nêm thêm nước mắm, muối, đường cho vừa ăn vào trộn đều. Ướp thịt khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.
Thịt chiên lá mắc mật đơn giản mà ngon miệng
Bước 3:  Khi thịt ngấm gia vị bạn cuộn từng miếng thịt lại và cuốn lá mắc mật bên ngoài miếng thịt sau đó xiên thịt qua tăm nhọn. Mỗi một cái tăm nhọn bạn xiên khoảng 2 -3 miếng thịt. Làm tương tự với số thịt còn lại.
Thịt chiên lá mắc mật đơn giản mà ngon miệng
Bước 4: Đun nóng dầu ăn trong chảo rồi cho thịt chiên tới chín là được. Bạn đừng chiên thịt quá kỹ nhé vì sẽ làm cho miếng thịt bị khô.

Thành phẩm:

Lá mắc mật được sử dụng như một loại gia vị để làm tăng hương vị cho các món ăn. Lá được dùng trong ướp cũng như chế biến các món ăn từ thịt vịt, thịt lợn, chế biến trong các món nướng, chiên, xào thậm chí là cả món kho.
Thịt chiên lá mắc mật đơn giản mà ngon miệng
Với món thịt lợn chiên lá mắc mật tuy đơn giản là vậy nhưng hương vị thì vô cùng độc đáo. Miếng thịt đậm đà vừa miệng quyện vào vị thơm dai dai, giòn giòn của lá mắc mật sẽ làm cho bữa tối gia đình bạn thật là hao cơm đấy.
Giòn ngậy thịt heo chiên lá mắc mật
   Chúc các bạn làm thành công món thịt chiên lá mắc mật này nhé!


Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Cật heo xào dứa hành


Thành phần cật heo xào dứa hành

Hướng dẫn cật heo xào dứa hành

  • 1. Cật heo bổ đôi theo chiều dọc, lọc bỏ toàn bộ phần màng trắng bên trong. Rửa vài lần với nước lạnh. Để ráo.Đặt cật heo lên thớt phẳng. Khía những đường dọc cách nhau 2-3 mm theo chiều dài quả cật. Đặt dao hơi chéo so với chiều ngang cật heo. Cứ khía hai đường thì lại cắt một miếng dày khoảng 1 đốt ngón tay. (Khía dọc ngang như vậy sẽ làm mặt miếng cật heo có những hình quả trám khi nấu chín sẽ đẹp).
  • 2. Cho cật heo vào âu to cùng gừng thái sợi (chỉ cần rửa gừng sạch, không cần bỏ vỏ), trộn đều.
  • 3. Chờ khoảng 15 phút thì rửa sạch lại bằng nước lạnh, đổ lên rây lưới cho ráo nước. Gạt bỏ bớt gừng. Cho vào tô, ướp cật heo với chút muối, bột gia vị. Thay vì dùng gừng, cũng có thể cho vào âu 1-2 thìa dấm trắng trộn đều rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Công đoạn này là để khử hết mùi ngái và hôi.
  • 4. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, bổ dọc thành 2-3 miếng, thái ngang thành từng miếng dày cỡ 1 cm. Tỏi đập dập, băm nhỏ. Hành tây bóc vỏ, bổ miếng cau. Cần tây rửa sạch, thái khúc 4-5cm rồi thái sợi. Hẹ rửa sạch, thái nhỏ.
  • 5. Dùng chảo sâu lòng. Cho dầu và tỏi vào phi thơm, cho cật xào trên lửa to. Đảo nhanh tay, cho cật tái là được. Cho ra đĩa.
  • 6. Cho dứa, hành, cần tây vào chảo, xào trên lửa to. Không cần cho thêm dầu, mà chắt phần nước sốt từ cật đã xào cho vào chảo, xào 5-7 phút. Cho cật vào xào tiếp khoảng 5 phút. Cho hẹ vào, đảo qua. Nêm vừa ăn. Tắt bếp, đậy vung chảo. (Đậy vung sẽ giữ được nhiệt làm cật được chín thêm).
  • 7. Xếp thức ăn ra đĩa, rắc chút tiêu bột. Món này dùng nóng rất ngon. Cật heo xào dứa dùng với cơm hay với bánh mì nướng cũng hợp.

Cá thu xốt xoài tượng




Thành phần cá thu xốt xoài tượng

Hướng dẫn cá thu xốt xoài tượng

  • 1. Cá thu rửa sạch, để ráo. Xoài tượng cắt hạt lựu khoảng ½ chén.
  • 2. Hành lá đập dập, băm nhỏ, ướp với cá và tẩm ½ gói bột tẩm khô chiên giòn
  • 3. Làm nóng ít dầu trong chảo, cho cá vào chiên áp chảo chín vàng hai mặt, xếp cá ra dĩa.
  • 4. Pha xốt: trộn ½ chén xoài tượng với 1 chén tương xí muội.
  • 5. Xếp cá chiên ra dĩa, chan xốt lên trên, dùng kèm với cơm trắng và rau luộc.

    Cá điêu hồng kho tương bần


    Thành phần cá điêu hồng kho tương bần

    Hướng dẫn cá điêu hồng kho tương bần

    • 1. Thịt ba chỉ cắt cỡ ngón tay. Cá cắt làm đôi. Đầu hành băm, hành lá cắt khúc.
    • 2. Ướp cá và thịt với 1m hạt nêm, 1M đầu hành băm, 2M tương bần, 1/2 m tiêu, 1,5M nước mắm, 1M đường, 2M nước nghệ trong 10 phút.
    • 3. Riềng, ớt sừng cắt lát, ớt hiểm đập giập. Sả non cắt xéo chiên qua dầu cho giòn thơm.
    • 4. Xếp riềng vào đáy và xung quanh thành của nồi đất, cho cá và thịt vào, cho màu điều, ớt hiểm vào. Lúc đầu kho lửa lớn cho cá săn lại, cho thêm nước trà xanh vào kho cho cá chín, thấm gia vị và nước sánh lại. Rưới thêm dầu và sả phi vào, thêm tiêu, hành lá cắt khúc, ớt cắt lát.
    • 5. Dùng nóng với cơm.

    Thông tin thêm:

    Chọn sả non cắt lát chiên vàng giòn, khi ăn thơm ngon và không bị xơ.
    Tương bần làm cho món ăn có hương vị đậm đà và mùi thơm đặc trưng.
       
      Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons